Vào những ngày đầu năm mới hầu hết mọi nhà đều muốn đi lễ chùa, nhất là người kinh doanh thường đi chùa cầu an, cầu buôn may bán đắt, cầu sức khỏe an khang.
Ngày đăng: 14-01-2020
1,033 lượt xem
Hãy cùng Địa Ốc Kim Quang theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi những ngôi chùa linh thiêng mà dân văn phòng Tp HCM và Hà Nội thường ghé đến mỗi dịp Tết đến xuân về nhé.
Chùa Hương là cách gọi trong dân gian, trên thực tế nơi đây là tập hợp của quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa, đền thờ, đình thờ tín ngưỡng mà trung tâm của nó chính là chùa Hương ở động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Theo Phật thoại thì đây là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Bồ tát đã ứng thân thành công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm, tu hành 9 năm trong động Hương Tích, sau khi đắc đạo Ngài trở về chữa bệnh cho vua cha, trừ nghịch tặc cho đất nước và phổ độ chúng sinh.
C
Con đường gồm 120 bậc đá xuống động Hương Tích
Ngoài ra, hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, còn còn là dịp thưởng ngoạn những bức tranh sơn thủy hữu tình do thiên nhiên và con người tạo dựng.
Phong cảnh Chùa Hương nên thơ, hữu tình
Hàng năm, lễ hội chùa Hương thường diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch.
Chùa được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tức năm 1014, do thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho xây dựng.
Cổng chính và cổng phụ của chùa Vạn Niên
Để vào chùa Vạn Niên có 2 cổng để vào, một cổng nằm ngay trên mặt đường Lạc Long Quân (đây được gọi là cổng phụ của chùa), cổng nằm ở hướng ven hồ Tây là cổng chính.
Chùa còn lưu giữ bộ di vật gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị tâm linh, lịch sử và văn hoá nghệ thuật cao, còn có Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào đời Gia Long. Chùa đang ngày một khang trang và được nhiều Phật tử gần xa biết đến. Tuy có nhiều đổi mới nhưng chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển.
Phủ Tây Hồ thờ bà chúa Liễu Hạnh - vị Chúa mẫu quyền năng vô lượng trong Tứ Bất Tử. Phủ Tây Hồ có vị trí đẹp, nằm trên một bán đảo của làng Nghi Tàm nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ tọa lạc trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tài lộc.
Không khí Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Hàng năm, phủ Tây Hồ đã thu hút hàng vạn lượt khách không chỉ người dân Hà Nội mà còn có cả du khách thập phương trong và ngoài nước.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Đây không chỉ là một quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam, mà còn đang nắm giữ nhiều kỷ lục không chỉ của Việt Nam mà còn cả khu vực Châu Á như: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Hành lang La Hán dài nhất châu Á, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam…
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa rộng nhất Việt Nam
Đặc biệt khu chùa mời xây dựng có những công trình đồ sộ. Mái chùa chính điện vô cùng đẹp gồm 3 tầng 12 mái cong hình đầu đao, lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống. Bậc thêm trang trí rồng đá kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc.
Chính điện gồm 3 tầng 12 mái đồ sộ
Đền Bà Chúa Kho là một trong những đền thu hút nhiều khách thập phương, nhất là giới kinh doanh, buôn bán. Theo dân gian truyền miệng, Bà Chúa Kho có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Khi bà mất, nhà vua thương tiếc nên phong cho Bà là Phúc Thần và người dân lập đền thờ tưởng nhớ công lao của Bà.
Khách vãn lai đông đúc tại đền Bà Chúa Kho vào dịp đầu năm
Từ đó, những người kinh doanh dâng lễ đến cửa Bà để “vay vốn” Bà Chúa Kho, cầu mong việc kinh doanh, buôn bán trong năm mới được suôn sẻ, dồi dào vốn liếng và nhiều may mắn.
Chùa Bửu Long là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự pha trộn hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn. Ngôi chùa giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng, mang nét đẹp tĩnh lặng, nhẹ nhàng.
Chùa Bửu Long
Đây thực sự là không gian lý tưởng cho các cậu tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của TP. Hồ Chí Minh và đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Cổng vào chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm được xây theo kiểu chữ Tam, đây được coi là lối kiến trúc tiêu biểu cho các chùa Nam Bộ. Chùa được trùng tu lại nhiều lần, mỗi lần như vậy, trong kiến trúc chùa mang thêm những đặc điểm mới, chứa đựng trong nó những ảnh hưởng văn hóa và lịch sử cùa từng thời kỳ.
Khu chính điện chùa Giác Lâm
Ngôi chùa cổ tồn tại gần 300 năm này là nơi cầu bình an nổi tiếng, cũng là di tích chưa nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nổi tiếng.
Đây là ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng là “cầu gì được nấy”. Ngôi chùa sở hữu phong cách Á Đông thuần khiết, chùa được xây theo lối tam quan, cách điệu ở phần cửa chính đi vào và có thêm hai hành lang ở hai bên hông.
Chùa Bà Thiên Hậu
Rất nhiều người đến đây cầu được ước thấy nên quay lại đây trả lễ, tiếng đồn vang xa, nên lư hương của chúa lúc nào cũng đầy khói nhang, nghi ngút.
Mỗi khi nhắc tới núi Sam hay Châu Đốc thì ai ai cũng nghĩ tới miếu Bà Chúa Xứ, hay đôi lúc người ta còn gọi chùa Bà Châu Đốc. Đây là một nơi linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến lượng du khách đến miếu ngày càng đông.
Lượng khách đông đúc ghé thăm miếu Bà Chúa Xứ đầu năm
Miếu Bà Chúa Xứ được coi là “ngôi miếu lớn nhất Việt Nam”. Theo dân gian, cách đây 200 năm, người dân Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng lại không khiêng được tượng Bà. Sau đó “cô Đồng” bảo, chỉ cần 9 cô gái đồng trinh khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị và đã lập miếu tôn thờ.
Chùa Bà Châu Đốc An Giang
Đây là ngôi chùa được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Theo tương truyền, vào thời vua Minh Mạn, người dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu trôi về, sóng đánh vào bãi cát, bèn lập am thờ tự. Từ đó, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn và cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp con người vượt vòng trầm luân.
Chùa Linh Ứng tọa lạc tại nơi giao hòa giữa biển trời và núi sông
Điểm nhấn quan trọng của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 67m, được xem là cao nhất Việt Nam. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.
Dịp lễ tết là thời điểm mà lượng người đổ về chùa hành hương rất đông; Vì vậy, để tránh tình trạng ùn tắt, chen lấn, các bạn nên tránh khung giờ cao điểm từ 9h – 12h sáng. Địa ốc Kim Quang đề xuất đến các bạn thời điểm đầu giờ chiều khi đó lượng khách đã giảm bớt, để di chuyển thuận tiện hơn.
Đền chùa là nơi thờ tự linh thiêng, các bạn nên chú ý lựa chọn trang phục trang trọng, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Ngoài ra, chất liệu vải cần thấm hút mồ hôi tốt để có thể vận động thoải mái.
Phần lớn đền chùa ở Việt Nam tọa lạc ở nơi núi cao, các bạn phải đi bộ nhiều trong thời gian dài, cho nên các loại giày thể thao mềm, có độ bám tốt, thoáng khí chính là sự lựa chọn lý tưởng để không bị đau chân.
Các bạn cần đề cao cảnh giác khi đi Chùa vào dịp năm mới. Nhiều kẻ gian lợi dụng chốn đông người để trộm cắp, vì thế không nên mang nhiều tiền, đeo trang sức quý giá, vật dụng có giá trị cần bảo quản kỹ tránh mất mát.
Cẩn thận hỏi giá những hàng quán gần khu vực chùa, vì giá thức ăn tại đây thường đắt gấp đôi, thậm chí nhiều lần so với nơi khác, bạn cần phải mặc cả khi cần thiết để không bị mất tiền oan.
(Địa Ốc Kim Quang-Nguồn tổng hợp)
Gửi bình luận của bạn